Một triết gia, nhà thơ người Mỹ Ralph Waldo Emerson từng nói: “Sức mạnh của con người định hình trong chính sự yếu đuối của người ấy.” Và câu chuyện phát triển bản thân dưới đây chính là minh chứng cho câu nói đó.
Một người đàn ông kể lại rằng:
Khi còn nhỏ, hàng xóm của ông ấy là một vị bác sĩ rất giản dị và hiền từ. Mọi người xung quanh gọi ông ấy là Gibbs. Vị bác sĩ tên Gibbs có một sở thích là trồng cây trong thời gian rảnh. Người đàn ông trong câu chuyện được nghe rằng ước mơ của vị bác sĩ này là biến mảnh đất rộng của mình thành một khu rừng.
Sau nhiều lần ghé chơi và nói chuyện, cậu bé là người đàn ông lúc nhỏ khám phá ra được vị bác sĩ Gibbs có những lý thuyết trồng cây vô cùng thú vị. Cách trồng cây của bác sĩ Gibbs không hề giống với cách mà mọi người thường trồng cây mà thậm chí còn ngược lại. Vị bác sĩ này nói rằng ông không bao giờ tưới nước cho những cây mới sinh trưởng vì ông ấy cho rằng việc tưới nước đầy đủ ngay khi cây mới sinh trưởng sẽ khiến chúng trở nên dựa dẫm và ngày càng yếu ớt ở những thế hệ tiếp theo. Vì thế nên việc bác sĩ không tưới nước cho những cây non là nhằm mục đích muốn tập cho chúng đối mặt với sự khắc nghiệt. Cây non nào không chịu nổi sẽ bị nhổ bỏ ngay từ đầu. Đó cũng là câu chuyện phát triển bản thân mà người đàn ông hiểu ra sau đó nhiều năm.
Giải thích xong thì vị bác sĩ chỉ cậu bé cách tưới nước cho những cây rễ cạn sao cho khi gặp phải thời tiết khô hạn chúng phải tự bén rễ sâu mà tìm nguồn nước.
Khi cậu bé ấy lớn lên và rời xa gia đình thì sau 2 năm vị bác sĩ tên Gibbs đã từ giã cõi đời. Mọi thứ trong cuộc sống vẫn tiếp diễn cho đến khi cậu bé ấy trưởng thành và lập gia đình. Giờ đây với quỹ thời gian rảnh của mình sau những giờ làm, cậu bé năm nào lại đi tự trồng lấy hai cây xanh để cuộc sống bớt đi phần nào sự tẻ nhạt.
Cũng giống như bao người bình thường khác, người đàn ông ấy luôn tưới nước đầy đủ cho cây mỗi khi đến mùa hè cháy nắng hoặc bón thuốc đầy đủ và cầu nguyện cho chúng vào mùa đông giá rét. Hai cái cây lớn rất nhanh dưới sự chăm bón của người đàn ông nhưng chúng lại rất yếu ớt mỗi khi thời tiết nổi giông bão. Người đàn ông ngắm nghía hồi lâu rồi tự so sánh với vườn cây của vị bác sĩ ngày xưa và nhận ra rằng câu chuyện phát triển bản thân ở đây là: Nghịch cảnh và thiếu thốn hình như hữu ích hơn sự đủ đầy mà ông đã làm cho chúng.
Và dường như ông cũng nhận ra chân lý về những thứ mà bản thân cần làm đối với hai đứa con trai đang say ngủ trong nhà. Thay vì luôn nguyện cầu bình an, ta nên cầu nguyện cho chúng mạnh mẽ hơn, bén rễ sâu hơn để có thể chịu được những giông tố và nghịch cảnh trong cuộc đời.