Ở tuổi lên 3, kỹ năng ngôn ngữ cũng như khả năng tư duy của bé đã hoàn thiện hơn. Vì vậy, kể chuyện cho bé 3 tuổi mẹ cũng có thể lựa chọn nhiều nội dung hấp dẫn, như là về thế giới động vật sinh động chẳng hạn.
10 truyện cho bé 3-4 tuổi và trẻ mầm non hay, có ý nghĩa sâu sắc
Ở tuổi lên 3, kỹ năng ngôn ngữ cũng như khả năng tư duy của bé đã hoàn thiện hơn. Vì vậy, kể chuyện cho bé 3 tuổi mẹ cũng có thể lựa chọn nhiều nội dung hấp dẫn, như là về thế giới động vật sinh động chẳng hạn.
Ở độ tuổi này, bé đang lớn dần và bắt đầu học mẫu giáo, hình thành khả năng ngôn ngữ đa dạng, việc kể chuyện cho bé 3 tuổi không chỉ dừng lại ở mức độ hay mà đó còn phải là những mẩu truyện ý nghĩa. Hãy cùng MarryBaby kể bé nghe 4 truyện dân gian về động vậy hấp dẫn dưới đây nhé!
1. Vì sao cha mẹ nên đọc truyện cho bé 3-4 tuổi?
Bé 3 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của mình. Theo đó, mẹ đã có thể đọc những truyện phức tạp hơn cho bé 3 tuổi để con học hỏi; không chỉ ngôn ngữ, mà còn bài học trong cuộc sống.
Bé 3-4 tuổi có sự tò mò đối với thế giới xung quanh. Việc đọc truyện cho bé 3-4 tuổi sẽ giúp trẻ tiếp nhận nhiều hơn thông tin; và thỏa mãn sức tưởng tượng của trẻ.
Ngoài ra, đọc truyện cho bé 3-4 tuổi còn có một số lợi ích khác như:
Khuyến khích bé 3-4 tuổi ham học: Kể chuyện bé đặt câu hỏi. Khi trẻ em đặt câu hỏi; điều đó có nghĩa là chúng đang suy nghĩ xa hơn câu chuyện và các nhân vật. Điều này có thể giúp phát triển khả năng sáng tạo và tư duy phản biện.
Xây dựng thời gian kết nối giữa cha mẹ và con: Đọc truyện cho bé 3-4 tuổi nghe sẽ mở ra cơ hội để thảo luận về nội dung của truyện. Tạo thời gian kết nối chất lượng giữa cha mẹ với con.
Đọc truyện và kể cho bé 3-4 tuổi giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo và sự tò mò
10 câu chuyện ý nghĩa để mẹ đọc cho bé trước khi ngủ
Truyện số 1: Hai con ngựa
Nội dung truyện “Hai con ngựa”:
“Ở một gia đình nọ, có hai con Ngựa, một đực và một cái. Chú Ngựa cái được chủ ưu tiên, cả ngày thong dong ngày tha thẩn trên cánh đồng. Còn Ngựa đực đêm đêm mới được thả đi ăn, ban ngày phải cày đất.
Một hôm, Ngựa cái đưa ra lời khuyên với Ngựa đực: “Tôi nghĩ tại sao anh lại phải kéo cày và làm việc vất vả như vậy nhỉ? Nếu đặt mình vào vị trí của anh, tôi sẽ không chịu. Chủ mà lấy roi quật tôi, tôi sẽ tung vó đá lại.
Sang ngày hôm sau, Ngựa đực bèn nghe lời Ngựa cái. Bác nông dân thấy Ngựa đực trở nên ương bướng, bèn đóng Ngựa cái vào vai cày.”
Ý nghĩa: Mỗi giống loài đều có chức năng, bổn phận riêng của mình, không ai giống ai. Nếu xúi giục kẻ khác làm việc sai trái có thể làm hại chính bản thân mình.
2. Hai con gà trống
Nội dung truyện “Hai con gà trống”:
“Ở nông trại gà lớn, có hai chú gà con cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống.
Tuy là anh em nhưng 2 chú gà lại không yêu thương nhau mà ngược lại hay cãi vã. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.
Vào một ngày nọ, 2 chú gà quyết định sẽ phân thắng thua bằng cách đánh nhau kịch liệt, con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại.
Kết quả, con thắng nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Nhưng thật không may, đúng lúc có con chim ưng lớn bay qua, xà xuống bắt con gà thắng trận bay đi mất. Con gà thua trận trong khí đó vẫn còn thở thoi thóp.”
Mẹo hay cho mẹ: Vừa đọc sách cho bé nghe vừa để bé đưa ra ý kiến riêng trước những nút thắt của câu chuyện mẹ nhé!
Ý nghĩa: Đã là anh em phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì những kẻ xấu mới không có cơ hội làm hại.
Truyện số 3: Chú vịt xám
Nội dung truyện “Chú vịt xám”:
“Một ngày đẹp trời nắng ráo, vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi chơi. Trước khi đi, Vịt mẹ dặn dò đàn con: ” Các con phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình mà con cáo ăn thịt đấy”.
Đàn vịt con vui vẻ nhận lời. Tuy nhiên, vừa vào tới khu rừng xinh đẹp, chú Vịt Xám đã vội quên lời mẹ dặn. Chú lẻn đi chơi một mình, cảm thấy thích thú vì được tự do, lang thang hết nơi này đến nơi khác.
Cuối cùng chú đến một cái ao có rất nhiều tôm cá. Đứng trên bờ nhìn xuống, chú thấy từng đàn cá, tôm bơi lội tung tăng dưới nước, thỉnh thoảng một con tôm cong mình nhảy tanh tách.
Thích quá, chú nhảy xuống mò lấy, mò để. Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên chẳng thấy Vịt mẹ đâu cả. Hoảng sợ chú nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ : “Vít… vít… vít”. Gần đấy có một con cáo đang ngủ, nghe tiếng Vịt kêu, Cáo liền nhỏm dậy.
Nói rồi Cáo đi nhanh ra phía bờ ao. Khi Cáo vừa ra đến nơi thì cũng là lúc Vịt mẹ tìm thấy Vịt Xám. Trông thấy Cáo, Vịt mẹ vội dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Trong gang tấc Vịt Xám thoát chết. Từ đó Vịt Xám không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.”
Mẹo hay cho mẹ: Đây là một truyện kể cho bé trước khi đi ngủ vừa hay vừa ngắn gọn. Mẹ có thể thêm thắt các chi tiết hoặc bổ sung các nhân vật để truyên thêm hấp dẫn.
Ý nghĩa: Bé yêu nghe theo lời của người thân trong gia đình khi đi tới một nơi xa lạ nhé!
4. Công và Quạ
Nội dung truyện “Công và quạ”:
“Trong một khu rừng nọ, có đôi bạn thân Công và Quạ, vì hai con cùng nghĩ là mình xấu. Một hôm ngồi nói chuyện với nhau về các loại vật trong rừng, chúng bảo nhau:
Thử xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như con phượng hoàng, cái mình nó quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: “Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích”…
Nghĩ ngợi một lúc, Quạ bàn:
Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không?
Công được Quạ tô điểm màu sắc lóng lánh, đẹp hơn những giống chim khác nhiều. Đến lượt Công ngồi tô điểm, vẽ vời cho Quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lại. Chúng rủ Quạ đi kiếm ăn. Ví quá háo hức, Quạ nói:
Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.
Công thấy Quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình Quạ. Vậy là bao nhiêu lông cánh của Quạ toàn một màu đen như mực.”
Truyện số 5: Sự tích Bông hoa cúc trắng
“Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già nói với cô bé:
Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?
Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.”
Ý nghĩa: Nếu có lòng hiếu thảo với ông bà, ba mẹ, người thân thì con sẽ được đền bù xứng đáng.
6. Con lừa hát
Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó. Vì vậy, nó quyết định đi đến cánh đồng gần đó để ăn món cỏ mà nó yêu thích.
Một ngày nọ, khi đang đi, chú lừa gặp một con cáo và kết bạn với no. Chúng tìm thấy một cánh đồng trồng toàn dưa hấu và cùng nhau ăn. Dưa hấu quá ngon nên lừa ăn rất nhiều và cao hứng nói với con cáo rằng: “Tôi muốn hát”.
Con cáo đáp: “Nếu cậu hát, con người sẽ biết mình đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ chạy đến đánh chúng ta chết mất”. Con lừa không nghe lời khuyên của cáo mà vẫn hát. Thấy vậy, con cáo đã nhanh chóng nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi dân làng đến đánh lừa.
Ý nghĩa: Dạy trẻ học cách lắng nghe người khác.
Truyện số 7: Chú cún con đi lạc
Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé bị mất chú cún yêu quý của mình. Cậu bé đã đi tìm xung quanh căn nhà mà vẫn không thấy đâu. Sau đó, cậu tiếp tục đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối để đi tìm chú cún nhưng kết quả vẫn không thấy đâu.
Cuối cùng, cậu bé đành trở về nhà với tâm trạng buồn bã. Khi thấy anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần để chúc ngủ ngon và sẵn tiện hỏi thăm xem anh này có nhìn thấy cún con của mình ở đâu không.
Anh Tí ơi, sáng giờ anh có thấy con cún của em ở đâu không? Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.
Ồ có đấy. Có một con cún đang gặm xương ở đằng kia kìa. Anh không biết cún đó do em nuôi nên không báo em biết.
Cậu bé thấy thế liền vội cảm ơn anh hàng xóm rồi chạy ngay đến bên chú cún thân yêu của mình. Cậu bé chờ cún con gặm xong cục xương rồi nhẹ nhàng bế cún con vào trong nhà. Trong lòng cậu nghĩ thầm: Vậy là tối nay mình có thể yên tâm ngủ thật ngon từ tối đến sáng rồi. Vui quá đi.
Ý nghĩa: Dạy con trẻ không nên bỏ cuộc, hãy cố gắng hết sức khi còn có thể.
8. Chú cừu đen kêu bebe
Ngày xửa ngày xưa, có một con cừu đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con cừu đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.
Một năm nọ, con cừu đen nhận thấy rằng dường như không ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Do đó, số lông cừu mà nó còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Hôm đó, chẳng có ai muốn mua lông của nó cả nên con cừu đen mang số lông ấy về nhà. Ngày hôm sau, nó lại mang ra bán tiếp nhưng mọi chuyện cứ diễn ra y như hôm trước. Và hôm sau, hôm sau nữa cũng y như vậy.
Một ngày nọ, khi con cừu đen đang ngồi buồn rầu với số lông của mình, có một cậu bé chạy lại và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, con cừu đen vô cùng mừng rỡ và nói có. Cậu bé chạy đến chỗ bố mẹ mình thông báo có chỗ bán lông cừu. Họ cùng nhau đến chỗ con cừu và ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông. Họ cho biết mình đến từ ngôi làng kế bên và đã tìm kiếm rất nhiều nơi để tìm mua lông cừu đen nhưng không có chỗ nào bán cả.
Ngày hôm ấy, con cừu trở về nhà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng của nó đã được đền đáp xứng đáng.
Ý nghĩa: Nếu cố gắng, kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách thì chắc chắn con sẽ có ngày thành công.
Truyện số 9: Chú chồn lười học
Nội dung truyện “Chú chồn lười học”:
“Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường, chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.
Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được.
Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.
Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường, chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”.
Ý nghĩa: Đây là một trong những truyện cổ tích cho bé ngủ ngon vừa hay vừa ngắn gọn. khi đọc truyện cổ tích cho bé ngủ, mẹ có thể thêm thắt các chi tiết để truyện thêm hấp dẫn và mang tính giáo dục, giúp bé chăm đến lớp hơn.
10. Truyện cho bé 3 tuổi: Suy bụng ta ra bụng người
Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo:– Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!
Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng:
Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!
Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.
Tác giả: Sưu tầm