Nhiễm giun sán là một tình trạng khá phổ biến ở các nước kém phát triển và đang phát triển, đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vệ sinh kém và Việt Nam là một trong số đó.
1. Nguyên nhân nhiễm giun sán ở trẻ
- Không đâu xa, giun sán ẩn nấp trong hàng loạt thực phẩm, các loại thức ăn hằng ngày từ rau, củ đến thịt, cá, trứng… Chỉ một chút lơ là trong khâu chế biến có thể vô tình làm trẻ bị nhiễm giun.
- Trẻ con rất hiếu động, vì thế không tránh khỏi những lần tiếp xúc với đất, bụi bẩn, vật lạ, và vô tình bị nhiễm giun.
2. Dấu hiệu trẻ bị giun sán.
- Trẻ thường gầy gò, ốm yếu, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn, biếng ăn, dễ nôn mửa. Ngoài ra, bé thường xuyên đau bụng quanh rốn, bị rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng. Mẹ có thể phát hiện thêm dấu hiệu bé bị nhiễm giun dựa vào thói quen trằn trọc, gãi hậu môn do ngứa trong lúc ngủ.
- Nếu không phát hiện bệnh và tẩy giun cho bé kịp thời, hậu quả để lại rất nguy hiểm. Giun có thể chui vào ống mật làm tắt ống mật, chui vào mạch máu, qua gan qua phổi… Sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ vì thế mà bị ảnh hưởng trầm trọng.
3. Phòng ngừa bệnh giun sán ở trẻ
- Luôn giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ. Mẹ không được quên nguyên tắc rửa tay trước khi ăn, cả cho mình lẫn bé con.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn chưa nấu chín, nước chưa đun sôi. Với trái cây, rau củ có thể ăn sống, mẹ nên ngâm nước muối nhiều lần và nên gọt vỏ sạch.
-Cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho bé. Hạn chế cho bé đi chân đất ra ngoài.
- Không để bé trườn, lăn, lê, bò toài dưới nền nhà không lau chùi sạch sẽ.
- Quần áo của trẻ nên được giặt sạch, phơi khô.
- Trẻ 2 tuổi trở lên nên uống thuốc theo định kỳ của bác sỹ 6 tháng một lần.
Dưới đây là 1 số hình ảnh hoạt động: