Thực hiện công văn số 810/ SGD&ĐT - CTTT ngày 16/3/2018 về việc tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng, và các bệnh do muỗi truyền miệng trong trường học; Công văn số 62/KHLN - YT- GD ngày 12/3/2018 của phòng GD&ĐT và Y tế Quận Long Biên về kế hoạch tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch bệnh năm 2018.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, trường mầm Gia Thụy xin tuyên truyền phòng chống tay chân miệng và các hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn.
1. PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Nguyên nhân của bệnh Tay chân miệng?
Bệnh Tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và coxsackie A16.Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.
Người bị lây nhiễm bệnh Tay chân miệng như thế nào?
Vi rút gây bệnh Tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do vi rút vẫn tồn tại trong phân).
Bệnh Tay chân miệng có những triệu chứng gì?
Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện như:
- Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.
- Một hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó phát ban trên da, không ngứa trong 1- 2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và /hoặc ở cơ quan sinh dục.
- Người bị bệnh Tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng.
Điều trị bệnh Tay chân miệng như thế nào?
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Tay chân miệng. Bệnh nhân nên uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng.trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.
Những dấu hiệu nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay ?
Một trẻ bị bệnh tay chân miệng cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:
- Sốt cao (từ 38,5oC trở lên)
- Ói nhiều
- Giật mình, hốt hoảng
- Run chi
- Yếu liệt tay hoặc chân
Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
2. HƯỚNG DẪN VỆ SINH – KHỬ TRÙNG
Vật dụng/khu vực
|
|
Vệ sinh
|
Làm sạch
|
Khử trùng
|
Đồ vật dụng dùng chung ( Đồ chơi, học cụ, ...)
|
Tần suất
|
x
|
x
|
x
|
Vật thường có tiếp xúc ( tay nắm cửa, tay vịn, điện thoại,...)
|
Hàng tuần và khi bị bẩn
|
x
|
x
|
x
|
Nhà vệ sinh: sàn, bệ cầu, bồn rửa tay, nắm cửa, ...
|
Mỗi ngày và khi bị bẩn
|
x
|
x
|
x
|
Các vật dụng trong nhà vệ sinh
|
Mỗi ngày và khi bị bẩn
|
x
|
x
|
x
|
Dụng cụ khử trùng (giẻ lau, bàn chải, cây lau nhà, ...)
|
Sau khi sử dụng
|
x
|
x
|
x
|
Sàn nhà, hành lang
|
Mỗi ngày và khi bị bẩn
|
x
|
x
|
x
|
Các bề mặt ở bếp ăn
|
Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, giữa lúc chuẩn bị thực phẩm sống và chín
|
x
|
x
|
x
|
Đũa, bát đĩa, đồ dùng cá nhân,...
|
Trước khi sử dụng
|
x
|
x
|
x
|
Bàn ăn
|
Trước, sau khi sử dụng và khi bị bẩn
|
x
|
x
|
x
|
CÁC BƯỚC VỆ SINH – LÀM SẠCH – KHỬ KHUẨN VỚI TỪNG KHU VỰC, ĐỒ DÙNG VÀ VẬT DỤNG
Vật dụng/khu vực
|
Bước 1
|
Bước 2
|
Bước 3
|
Bước 4
|
Đồ vật dùng chung ( đồ chơi, học cụ không phải điện tử)
|
Lau bằng khăn khô sạch
|
Làm sạch bằng nước tẩy rửa thông thường
|
Nhúng vào dung dịch khử khuẩn pha sẵn
|
Lau khô
|
Vật thường có tiếp xúc (nắm cửa, tay vịn, điện thoại, đồ chơi điện tử)
|
Lau bằng khăn khô sạch
|
Lau bằng dung dịch khử khuẩn pha sẵn
|
Để khô tự nhiên
|
Nhà vệ sinh: sàn, bệ cầu, bồn rửa tay, nắm cửa,...
|
Làm sạch bằng nước tẩy rửa thông thường
|
Lau bằng dung dịch khử khuẩn pha sẵn
|
Để khô tự nhiên
|
Các vật dụng trong nhà vệ sinh
|
Dụng cụ khử trùng ( giẻ lau, bàn chải, cây lau nhà, ...)
|
Làm sạch bằng nước tẩy rửa thông thường
|
Ngâm vào dung dịch khử khuẩn pha sẵn ít nhất 30 phút
|
Vắt hết nước và phơi khô dưới trời nắng tự nhiên
|
Sàn nhà, hành lang
|
Làm sạch bằng quét dọn
|
Lau nền bằng nước lau nhà thông thường
|
Lau nước khử khuẩn bằng cây lau nền
|
Để khô tự nhiên
|
Bề mặt bếp ăn, bàn ăn
|
Làm sạch bằng nước tẩy rửa thông thường
|
Lau bằng dung dịch khử khuẩn pha sẵn
|
Để khô tự nhiên
|
Đũa, bát đĩa, đồ dùng cá nhân, ...
|
Rửa sạch bằng nước tẩy rửa thông thường
|
Ngâm vào nước khử khuẩn pha sẵn hoặc luộc ít nhất 30 phút
|
Tráng nước sạch
|
Úp để khô tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
6 BƯỚC RỬA TAY VỚI XÀ PHÒNG
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn Thời gian mỗi hoặc giấy sạch.
Chú ý: lần rửa tay tối thiểu là 01 phút.
Các bước 2,3,4,5 làm đi làm lại tối thiểu 05 lần.