Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ là điều rất cần thiết. Khi thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, mà đối với trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, rất dễ bị tấn công. Đặc biệt, trẻ thường mắc phải những căn bệnh có liên quan đến đường hô hấp hơn cả. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì biết cách phòng tránh đúng cách, con sẽ luôn khỏe mạnh trong thời tiết lạnh này.
1. Nguyên nhân trẻ hay bị mắc bệnh vào mùa lạnh
Đề phòng tránh cho hiệu quả, trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu qua về nguyên nhân đã nhé. Bố mẹ cũng biết đấy, vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thay đổi thất thường, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên thường hay mắc phải các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm,..Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh của trẻ khi thời tiết lạnh này phần lớn là do các yếu tố từ bên ngoài tác động như: không khí, môi trường sống, sinh hoạt hằng ngày.
1.1. Trẻ dễ mắc bệnh mùa lạnh do không khí đặc trưng của mùa
Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ nhỏ hay mắc bệnh là do sự thay đổi của không khí. Thời điểm giao mùa từ mùa thu sang đông nhiệt độ sẽ xuống thấp, độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật như: nấm mốc, vi - rút, ký sinh trùng phát triển. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên khi hít phải không khí có chứa vi khuẩn, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp làm tổn thương niêm mạc, phế quản, khí quản.
1.2. Do tiền sử gia đình từng có người mắc phải các bệnh mãn tính
Đối với những trẻ có thể chất vốn yếu hay bị suy dinh dưỡng và trong tiền sử gia đình từng có người mắc phải các bệnh mãn tính thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp mùa lạnh cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.
1.3. Do mùa đông bé không được chăm sóc kỹ
Vào mùa đông mùa lạnh, thời tiết rất lạnh và khó chịu, sức khỏe của trẻ dễ bị tác động ảnh hưởng nếu bố mẹ không chăm sóc chu đáo cho trẻ mà để bé mặc đồ ướt, đồ bị ẩm, mặc quần áo mong manh không đủ ấm. Hay việc giữ ấm cho trẻ không đúng cách, cho trẻ mặc quá ấm mà trong khi đó người trẻ bị đổ mồ hôi bố mẹ không thay kịp,... cũng là những nhân tố khiến trẻ dễ bị mắc phải các bệnh vào mùa lạnh như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, cơ thể bị nhiễm lạnh,...
1.4. Do môi trường sống bị ô nhiễm
Một môi trường sống kém chất lượng, không được sạch sẽ, sống xung quanh người sử dụng thuốc lá, nhà ở chật, ẩm thấp, thiếu ánh sáng hay thường xuyên sử dụng bếp than,... cũng là những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị mắc bệnh ngày đông.
1.5. Do hội chứng rối loạn cảm xúc theo mùa
Đối với những trẻ bị mắc hội chứng này, sẽ thường xuyên bị ốm vặt trong mùa đông lạnh. Nguyên nhân là do mùa đông ngày ngắn hơn đêm, thời tiết âm u, thiếu ánh sáng và lạnh lẽo nên khiến cho nhịp sinh học của cơ thể trẻ bị mất cân bằng. Và hoóc môn Melatonin có vai trò với chu kỳ thức - ngủ ở con người bị ảnh hưởng.
1.6. Không được tiêm phòng đầy đủ
Một nguyên nhân nữa cũng khiến cho nhiều trẻ dễ bị mắc bệnh là do chưa được tiêm chủng đầy đủ. Có nhiều bố mẹ vì lo lắng con của mình bị phản ứng sau tiêm chủng, sợ con ốm nên không cho con đi tiêm. Nhưng theo bác sĩ, tiêm phòng là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng bệnh mùa lạnh ở trẻ em.
v
2. Các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ hiệu quả
Vào thời điểm mùa đông trẻ em thường hay mắc bệnh làm cho trẻ khó chịu, không được thoải mái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số bệnh phổ biến mà trẻ thường hay gặp nhất và cách phòng bệnh trẻ em hiệu quả.
2.1. Bệnh cảm cúm
Là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Cơ thể con người khi không thể thích nghi kịp thời với những thay đổi của môi trường sống hay thời tiết khí hậu thì rất dễ bị virus cúm tấn công và gây nên bệnh. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng không được tốt. Bệnh này lây qua đường hô hấp, khi tiếp xúc qua tay với người bệnh rồi đưa tay lên miệng, mũi và mắt.
Một số dấu hiệu cho bố mẹ nhận biết khi trẻ bị mắc bệnh cảm cúm như: sốt, nhức đầu, ớn lạnh, ho, đau cơ, mệt mỏi, tếu ớt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, chóng mặt, đau tai, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn.
Cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ - Bệnh cảm cúm
- Bố mẹ hãy tập cho trẻ thói quen sống lành mạnh. Tập cho trẻ giữ thói quen giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn.
- Che miệng khi ho, hoặc hắt hơi.
- Nên tập cho trẻ thói quen không dùng chung đồ với những bạn khác như: bình nước, hộp đựng thức ăn. Nhất là đối với những bạn bị cảm cúm.
- Bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin cúm đầy đủ. Để đảm bảo tính chắc chắn không gây hại đến trẻ bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
- Hãy bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trẻ mỗi ngày, có thể cho uống sinh tố hay các loại nước ép trái cây để bổ sung chất dinh dưỡng cho con.
- Không cho trẻ ăn đồ lạnh, nên cho ăn những thực phẩm giàu protein như: trứng gà, chế phẩm từ đậu.
- Luôn giữ ấm khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là các vị trí như: tay, ngực, chân, cổ, đầu.
-
2.2. Bệnh sốt xuất huyết
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Dengue gây ra. Bệnh có 2 triệu chứng điển hình là sốt và xuất huyết (chảy máu). Bệnh này rất nguy hiểm có thể gây giảm lượng tiểu cầu có trong máu. Một khi lượng tiểu cầu bị giảm sẽ gây chảy máu không cầm được, đối với trường hợp bị chảy máu ở nội tạng, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Và bệnh cũng làm tăng tính thấm thành mạch làm huyết tương trong máu thoát ra ngoài, làm máu cô, giảm khối lượng máu lưu hành, tụt huyết áp, sốc. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Đặc biệt là trẻ em, nên nếu trẻ có xuất hiện những dấu hiệu của bệnh bố mẹ nên đưa con đi bệnh viện ngay lập tức. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lây truyền bởi muỗi vằn.
Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ - Bệnh sốt xuất huyết
- Ban đêm hoặc ban ngày, lúc ngủ bố mẹ nên cho con mặc áo dài tay, ngủ mùng, nên ngủ ở nơi thoáng mát.
- Không được để trẻ ngủ ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng để tránh muỗi đốt.
- Dùng thuốc chống muỗi cho trẻ để muỗi không dám đến gần.
- Đậy kín nắp lu, bể nước, không để nước đọng quá lâu, tạo cơ hội cho muỗi sinh sôi, phát triển.
- Nên dọn dẹp nhà cửa sạch thoáng, thay nước bình bông mỗi ngày.
- Có thể dùng nhang trừ muỗi hoặc thuốc diệt muỗi để xua đuổi muỗi trong nhà, môi trường trẻ vui chơi, sinh hoạt.
- Có thể thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để chúng diệt lăng quăng, ngăn chặn sự phát triển của muỗi.
-
2.3. Bệnh tay chân miệng
Đây là căn bệnh hay gặp nhất ở trẻ em vào mùa đông. Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Nguyên nhân chính gây nên bệnh tay chân miệng ở trẻ là do virus gây ra và triệu chứng đầu tiên nhất khi mắc phải là nóng sốt. Nếu phát hiện trẻ có triệu chứng trên thì bố mẹ nên đưa con đi khám ngay để được điều trị kịp thời nhé.
Cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ để ngừa bệnh tay chân miệng
- Dạy cách rửa tay sạch và tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay, chân sạch sẽ thường xuyên.
- Nếu bé bị bệnh thì tốt nhất bố mẹ nên cho con ở nhà, không cho tiếp xúc với trẻ khác cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
- Các thành viên trong gia đình có tiếp xúc với trẻ cũng nên rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Những đồ chơi và các đồ vật bé tiếp xúc, bố mẹ hãy đem đi rửa và thực hiện khử trùng thường xuyên.
- Chăn, màn, ga trải giường và quần áo của con nên giặt sạch bằng xà phòng và nước nóng, đem phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc gần với những trẻ bị mắc phải bệnh tay chân miệng.
- Luôn giữ nhà cửa, môi trường sống của trẻ sạch sẽ, không khí trong lành.
- Không được mớm thức ăn cho trẻ, không được cho trẻ ăn bốc hay dùng tay. Không cho mút đồ chơi, hay dùng chung vật dụng cá nhân chưa được khử trùng.
-
2.4. Bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm do vius sởi gây ra. Một số triệu chứng của bệnh thường hay gặp nhất khi mắc phải bệnh là: sốt, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, phát ban. Bệnh rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nặng như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não,...
Cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ tránh mắc phải bệnh sởi
- Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh sởi cho trẻ em là tiêm vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
- Vệ sinh tay bằn xà phòng sạch sẽ thường xuyên.
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
- Khi đi ra ngoài nên cho trẻ đeo khẩu trang, nhất là khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm chứa nhiều chất vitamin A như: cà rốt, rau xanh, cam,...
- Không được cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh sởi.
-
2.5. Bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ em
Khi trời trở lạnh, trẻ em thường hay dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, do độ ẩm không khí thấp, vi khuẩn phát triển, trẻ hít phải sẽ gây nên một số bệnh về đường hô hấp như: viêm xoang cấp, ho, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm thanh nhiệt cấp, viêm amidan, viêm phổi, viêm họng. Để bảo vệ sức khỏe cho con, bố mẹ cần phải có những biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ về đường hô hấp hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con của mình.
Cách phòng bệnh về đường hô hấp mùa lạnh cho trẻ
- Trong mùa lạnh thì điều quan trọng nhất bố mẹ cần phải làm để phòng ngừa bệnh cho con là luôn giữ ấm cơ thể trẻ. Đặc biệt là các bộ phận như: tay, chân, đầu, cổ.
- Bổ sung các dưỡng chất, dinh dưỡng cần thiết nhất, giúp trẻ phát triển tốt và có sức đề kháng khỏe chống lại vi khuẩn.
- Khi đi ra ngoài, nhất là tới những nơi đông người, phải cho trẻ đeo khẩu trang.
- Khi tắm, vệ sinh thân thể cho bé phải tắm trong phòng đóng kín, tránh gió lùa.
- Nhà cửa luôn giữ sạch sẽ, thông thoáng, không khí trong lạnh.
- Rèn luyện cho trẻ thói quen sống lành mạnh, rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
- Không cho trẻ uống nước lạnh, vì nếu mùa lạnh mà uống nước lạnh sẽ rất dễ có nguy cơ bị viêm họng.
- Bố mẹ hãy vệ sinh mũi hằng ngày cho con, vì những dấu hiệu đầu tiên của mắc bệnh về đường hô hấp là sổ mũi, ho.
-
2.6. Bệnh quai bị
Quai bị là bệnh gây ra do virus, làm sưng đau ở tuyến nước bọt hay còn gọi là tuyến mang tai. Bện này lây qua đường tiếp xúc thông thường khi trong không khí có virus gây bệnh. Một số triệu chứng khi trẻ em mắc phải bệnh quai bị sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi bị nhiễm virus như: mệt mỏi, đau cơ, đau hàm, ho, sổ mũi, biếng ăn, sốt nhẹ. Và sau vài ngày tiếp theo trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao khoảng 39 độ và bị sưng tuyến nước bọt, có khả năng lây lan. Căn bệnh quai bị ở trẻ em có những triệu chứng rất giống với bệnh cảm cúm nên bố mẹ cần phải quan sát con kỹ nhé.
Cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ để tránh mắc phải bệnh quai bị
- Bố mẹ có thể phòng ngừa bệnh quai bị cho con bằng cách cho trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bị mắc bệnh quai bị, nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang.
- Nếu phát hiện trẻ bị mắc bệnh thì phải cho nghỉ học ngay, tránh lây lan cho những bạn khác và tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
- Tăng cường sức khỏe cho con bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Đi đến chỗ đông người hay khi ra đường nên đeo khẩu trang.
- Nếu trẻ có dấu hiệu bị bệnh thì mẹ ngay lập tức hãy đưa con đi khám để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
-
2.7. Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy do rotavirus gây ra, thời gian kéo dài khoảng từ 3 ngày đến 7 ngày. Đây là một trong các bệnh thường gặp đối với trẻ nhỏ vào mùa đông, nhất là trẻ có đồ tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng. Trẻ em khi bị tiêu chảy sẽ có dấu hiệu nôn trước tiên, sau khoảng 1 - 2 ngày mới đi ngoài.
Bệnh này rất nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, mất muối quá nhiều dẫn đến trụy mạch và nghiêm trọng hơn là có thể bị tử vong. Vậy nên, bố mẹ hãy lưu ý, nếu phát hiện con có những triệu chứng trên thì nhanh chóng đưa con đi bệnh viện để chữa trị nhé.
Cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ - Bệnh tiêu chảy
- Cách để phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em là bố mẹ hãy cho con uống đầy đủ nước hằng ngày. Nếu trẻ bị mắc bệnh thì phải cho uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa bị mất nước.
- Trước khi chạm vào bé, bố mẹ cần phải rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sạch sẽ.
- Vệ sinh cốc nước, đồ đựng thức ăn của trẻ một cách cẩn thận.
- Khử trùng và rửa sạch sẽ đồ chơi, đem phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây. Vì trẻ uống nhiều nước trái cây có thể bị tiêu chảy.