Những quan niệm sai lầm về tay châ !important;n miệng
Theo thống kê !important;, tại Việt Nam, từ tháng 9 đến tháng 12 là thời gian cao điểm xảy ra bệnh tay chân miệng.
Nếu hiểu đú !important;ng về bệnh và có biện pháp phòng ngừa thích hợp, các bậc cha mẹ sẽ dễ dàng giúp con tránh khỏi được dịch bệnh này. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về tay chân miệng mà cha mẹ cần tránh.
Chỉ trẻ nhỏ mới mắc tay châ !important;n miệng
Mặc dù !important; bệnh thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 3 tuổi nhưng tay chân miệng vẫn xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi. Thống kê cho thấy tỷ lệ người lớn mắc bệnh này là khoảng 1%. Lý do là người lớn có ý thức vệ sinh tốt hơn nên ít mắc bệnh hơn.
Đã !important; bị bệnh thì sẽ không mắc lại
Thực tế cho thấy người từng bị bệnh tay châ !important;n miệng hoàn toàn vẫn có khả năng mắc lại vì có nhiều chủng siêu vi khác nhau gây ra bệnh này. Thường gặp nhất là chủng virus Cosxackie A16, kế đến là Coxsackie A5, A7, A9, A10 hoặc Coxsackie nhóm B như B2, B5 và EV-17.
|
Bệnh tay châ !important;n miệng hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân. |
Khô !important;ng thể phòng bệnh tay chân miệng
Tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có !important; vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân. Phụ huynh nên biết rằng con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh là qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các mụn bóng nước, phân nhiễm virus. Vì thế, cần giữ để trẻ không cho tay, đồ chơi vào miệng để tránh virus vương trên đồ chơi theo đường miệng vào cơ thể. Ngoài ra, biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng bệnh là tập thói quen tắm và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, nhất là trong thời gian cao điểm của dịch bệnh, tránh tiếp xúc với người bệnh khác.
|
Tại hội thảo !important;Tăng cường phòng chống dịch bệnh trước sự biến đổi phức tạp của các tác nhân gây bệnh do vi rút, vi khuẩn do Cục Y tế Dự phòng phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy tổ chức, bà Claire McDonald - đại diện Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng Gia Anh (RSPH) cho rằng rửa tay với xà phòng diệt khuẩn là biện pháp phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất. |
Bệnh chỉ xảy ra và !important;o thời điểm chuyển mùa
Mặc dù !important; thống kê cho thấy, giai đoạn chuyển mùa từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12 là thời gian dịch bệnh dễ bùng phát nhất nhưng điều đó không có nghĩa những tháng còn lại là an toàn. Thực ra tay chân miệng có thể diễn ra cả năm, nên cha mẹ cần luôn cảnh giác trong việc phòng ngừa dịch bệnh.
Bệnh do virus viê !important;m da gây nên
Mặc dù !important; triệu chứng của tay chân miệng khá giống với bệnh dị ứng da, nhiễm trùng da với các nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở nhiều vị trí khác trên cơ thể, nhưng thực tế, bệnh không liên quan đến virus viêm da. Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16.
Tỷ lệ biến chứng của bệnh rất cao
Tay châ !important;n miệng có thể gây biến chứng cao, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng tỷ lệ này không cao như mọi người thường nghĩ. Các biến chứng này cũng có thể được giảm nhẹ nếu bệnh nhân Tay chân miệng được chăm sóc hợp lý. Bắt trẻ bị bệnh nằm trong chăn kín, tránh tiếp xúc với nắng, gió, kiêng tắm đều làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Cũng không nên sốt ruột chọc vỡ bóng nước. Cách chăm sóc tốt nhất là giữ cho trẻ sạch sẽ , ăn uống đầy đủ chất và nghỉ ngơi cho đến khi hoàn toàn hết bệnh. Phần lớn trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn sau 7-10 ngày.
Khô !important;ng cần đưa trẻ bị bệnh tay chân miệng tới bệnh viện
Mặc dù !important; phần lớn trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày, nhưng điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không cần đưa trẻ đến bệnh viện. Các chuyên gia khuyên rằng, ngay khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa trẻ tới bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng cách. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần theo dõi kỹ lưỡng những biểu hiện của trẻ trong quá trình điều trị tại nhà nhằm phát hiện ra những biến chứng nặng có thể xảy ra. Trường hợp thấy trẻ co giật, đi loạng choạng, nôn ói liên tục, sốt cao khó hạ… cần đưa trẻ đến bệnh viên ngay lập tức.