Quai bị là một bệnh lây truyền, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào và trong đó trẻ em từ 5 – 8 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bệnh quai bị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó nặng nhất là có thể khiến con bạn bị vô sinh.
Nguyên nhân của bệnh quai bị
Quai bị là bệnh do vi rút có tên khoa học là Paramyxo gây nên, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào và trong đó trẻ em từ 5 – 8 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là giáp tết.
Bệnh thường xuất hiện ở những nơi tụ tập đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
Cá !important;ch phòng tránh bệnh quai bị
1. Tuyê !important;n truyền cho cộng đồng biết các dấu hiệu của bệnh, giáo dục cách phòng bệnh như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể đặc biệt là đường hô hấp cho trẻ.
2. Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh quai bị cho trẻ, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể sẽ là suốt đời. Vắc-xin có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các vắc-xin khác như vắc-xin tam lien MMR (Measles – Mump – Rubella). Ba mẹ nên lưu ý khi sử dụng vắc-xin cho trẻ là: Trẻ từ 12 đến 14 tháng tuổi nên được tiêm ngừa mũi vắc-xin tam liên MMR và liều thứ 2 tiêm lại khi trẻ tròn 4 đến 6 tuổi.
3. Trong trường hợp khi có trẻ bị bệnh quai bị thì trẻ phải được cách ly tại nhà, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly với người bệnh trong khoảng 10 ngày như dùng vắc–xin Trimovax hay MMR, vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi.
Cá !important;ch điều trị bệnh quai bị
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này nên cách chủ yếu mà các bà mẹ quan tâm là điều trị cho trẻ bằng cách nâng đỡ, tăng cường dinh dưỡng và điều trị triệu chứng cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý các mẹ cần quan tâm:
1. Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lí như không nên cho trẻ vận động quá nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sung tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
2. Về chế độ dinh dưỡng thì không nên kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn thế nên ba mẹ cần chọn thức ăn mềm, dễ nuốt và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho bé.
3. Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tại để phòng ngừa nhiễm độc.
4. Tăng cường vệ sinh răng, miệng, họng cho bé. Nên xúc miệng cho bé bằng nước oxy già, nước muối.
5. Ở những nơi có lá lốt, rau diếp cá, chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc rồi cho bé xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu bé có dấu hiệu bị viêm não hay màng não ba mẹ cần cho bé đi bệnh viện ngay. Trường hợp bé có triệu chứng nặng hơn hãy cho bé đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.