Các bệnh về da ở trẻ em thường gặp và cách phòng tránh
Các bệnh về da ở trẻ em rất phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chức năng đề kháng da còn yếu, bé chưa biết cách vệ sinh thân thể, chơi đùa hiếu động vô tình khiến bản thân bị thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật dễ dàng xâm nhập.
Việc tìm hiểu các bệnh về da ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ “điểm mặt” được những thủ phạm chính gây bệnh kèm theo cách ngăn ngừa thích hợp.
Hắc lào thuộc nhóm các bệnh về da ở trẻ em dễ gặp
Bệnh hắc lào ở trẻ em không nhất thiết sẽ gây ngứa. Loại bệnh về da này do nấm sống trên mô da, tóc và móng tay chết gây ra. Biểu hiện của hắc lào bắt đầu một mảng da hoặc vết sưng đỏ, có vảy. Sau đó xuất hiện vòng tròn, viền mờ và gây ngứa.
Bệnh hắc lào lây truyền qua tiếp xúc gần với người, động vật. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh này khi dùng chung những vật dụng như khăn tắm hoặc dụng cụ thể thao với bạn bè. Bác sĩ có thể điều trị bệnh hắc lào thuộc nhóm các bệnh về da ở trẻ em bằng cách cho con dùng thuốc chống nấm.
Các bệnh về da ở trẻ em: Đừng bỏ qua bệnh chàm
Cái tên tiếp theo trong danh sách các bệnh về da ở trẻ em chính là chàm hay viêm da dị ứng. Bệnh chàm là một tình trạng da phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trẻ em thuộc đối tượng dễ gặp phải nhất.
Triệu chứng rõ ràng nhất bệnh chàm bao gồm những mảng da đỏ, ngứa và khô. Những nốt ban này thường xuất hiện trên cánh tay và phía sau đầu gối, nhưng chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Các bác sĩ có thể kê toa các loại kem bôi steroid và thuốc kháng histamine cho trẻ uống để giúp giảm ngứa, nhưng việc điều trị sẽ khác nhau ở từng đối tượng cụ thể.
Nếu bé yêu bị chàm, bạn nên tránh tắm nước nóng, hạn chế sử dụng nước hoa và xà phòng thơm hoặc sữa tắm. Nên ưu tiên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để giặt quần áo và cho con bạn mặc quần áo bằng vải cotton thay vì vải kém thoáng khí như polyester. Luôn thoa kem dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm và tránh gãi hoặc chà xát các vùng bị ảnh hưởng.
Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn)
Theo các chuyên gia, bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn) là căn bệnh khá dễ lây lan và nằm trong danh sách các bệnh ngoài da ở trẻ em dễ gặp. Bệnh thường diễn ra ở mức độ nhẹ và sẽ khỏi sau một vài tuần. Bệnh thứ năm bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm cùng với hiện tượng đôi má bé ửng hổng.
Căn bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ này lây lan thông qua hành động ho và hắt hơi. Ban đỏ nhiễm khuẩn được điều trị bằng các biện pháp như nghỉ ngơi, truyền nước và thuốc giảm đau không chứa aspirin.
Bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở là cái tên không thể thiếu trong danh sách các bệnh về da ở trẻ em. Chốc lở do vi khuẩn gây nên và tạo ra các vết loét đỏ hoặc mụn nước. Những nốt này có thể bị vỡ ra, chảy nước và vùng da bị tổn thương sẽ phát triển thành lớp vỏ màu vàng nâu.
Chúng xuất hiện khắp cơ thể nhưng chủ yếu hiện diện xung quanh miệng và mũi. Chốc lở có thể lây lan khi tiếp xúc gần gũi hoặc dùng chung đồ vật với người mắc bệnh, chẳng hạn như khăn tắm và đồ chơi. Nếu bé gãi, các nốt lở sẽ lây sang các bộ phận khác của cơ thể. Loại bệnh ngoài da ở trẻ em này được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc kháng sinh qua đường uống.
Mụn cóc là bệnh về da ở trẻ em phổ biến
Mụn cóc do một loại virus gây ra, khiến da phát triển những mảng sần sùi nhưng chúng hầu như vô hại hoặc không gây đau. Căn bệnh ngoài da này có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác. Để ngăn không cho bé bị mụn cóc, bạn hãy chú ý dặn con vệ sinh da, các kẽ ở móng tay thật kỹ càng, mang dép khi đi trong khu vực ẩm ướt như thành bể bơi, nhà vệ sinh… Hầu hết các nốt mụn cóc sẽ tự biến mất sau một thời gian.
Các bệnh về da ở trẻ em: Đừng bỏ qua rôm sảy
Rôm sảy là một trong các bệnh về da ở trẻ em phổ biến khác. Nguyên nhân đến từ việc ống dẫn mồ hôi bị tắc do bố mẹ ủ em bé quá kỹ. Rôm sảy thường xuất hiện trên đầu, cổ và vai của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, thời tiết nóng cũng có thể góp phần gây ra rôm sẩy. Để ngăn ngừa, bạn hãy giữ vệ sinh cho trẻ, cho con bận những trạng phục mỏng, thấm hút mồ hôi tốt.
Viêm da tiếp xúc
Cái tên cuối cùng trong danh sách các bệnh về da ở trẻ em chính là bệnh viêm da tiếp xúc. Một số trẻ nhỏ có phản ứng dữ dội sau khi da chạm vào các loại đồ vật nhất định, chẳng hạn như thực phẩm, xà phòng, sơn hoặc thực vật như cây vạn niên thanh, cây sơn, cây thường xuân độc, cây thù du hoặc cây sồi.
Phát ban do viêm da tiếp xúc gây nên sẽ có hiện tượng mẩn đỏ nhẹ hoặc nổi các nốt mụn nhỏ màu đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể thấy da trẻ bị sưng, đỏ và có mụn nước lớn. Loại phát ban này thường biến mất sau một hoặc hai tuần nhưng có thể được điều trị bằng kem chống viêm như hydrocortisone.