Những phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Ngoài việc cung cấp cho chế độ dinh, hoạt động thể chất đầy đủ với trẻ độ tuổi mần non, thì việc dạy trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Dạy trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, vì vậy người dạy trẻ kỹ năng giao tiếp phải là khuôn mẫu, chuẩn mực để trẻ bắt chước.
Việc dạy trẻ mầm non phát triển kỹ năng giao tiếp là khả năng thực hiện việc chuyển tải thông tin, từ bản thân trẻ sang người khác, sử dụng các công cụ như ngôn ngữ, ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ cơ thể. Đối với trẻ mầm non, khả năng giao tiếp gồm việc thể hiện phương thức giao tiếp của bản thân và tiếp nhận thông điệp từ người khác. Nhưng để có một phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả thì chúng ta cần tìm hiểu các giai đoạn phát triển giao tiếp của trẻ.
Các giai đoạn trong sự phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ
Để có một phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tốt ở trẻ, bước đầu tiền và cũng vô cùng quan trọng đó là hiểu được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Dưới đây là các giai đoạn phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ:
Giai đoạn trẻ từ 3 – 4 tuổi
Thời điểm này trẻ sẽ bắt chước hành vi và giao tiếp của mọi người xung quanh. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô giáo cần có những ứng xử tích cực để trẻ có thể nhìn vào để học hỏi một cách hoàn hảo nhất
Giai đoạn trẻ từ 4 – 5 tuổi
Trẻ đã phát triển tư duy thông qua cách thể hiện được những suy nghĩ, nguyện vọng của mình thể hiện với người xung quanh. Hãy luôn tạo điều kiện để trẻ giao tiếp.
Giai đoạn trẻ từ 5 – 6 tuổi
Trẻ đã biết sử dụng những câu chứ phức tạp hơn, có nhiều ngôn từ và ghi nhớ từ ngữ một cách rất nhanh. Giai đoạn này trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhanh, một phần trẻ đã học lớp một. Thời điểm này cha mẹ cần uốn nắn đúng cách sử dụng từ ngữ của trẻ để có được khả năng giao tiếp tốt nhất.