Sự phát triển của đời sống xã hội kéo theo những rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ tai nạn khó lường, đe dọa tới sự an toàn và tính mạng của trẻ. Đó là lý do, bố mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng tránh nguy hiểm.
Ví dụ như dạy trẻ không nên đi theo người lạ, tránh chơi các đồ vật sắc nhọn, không lại gần những khu vực nguy hiểm như ban công, cửa sổ chung cư, không cho tay vào ổ điện, không gần những loài vật nguy hiểm,...
Để giúp trẻ trở thành người nhân hậu, giàu lòng nhân ái khi trưởng thành bố mẹ nên dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, giúp đỡ những người bên cạnh bằng cách cho con làm những công việc đơn giản mang tính giúp đỡ như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, mang đồ,...
Một kỹ năng sống cho trẻ mầm non tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay là bảo vệ môi trường.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ biết yêu thương động vật, thiên nhiên và môi trường xung quanh sẽ giúp tâm hồn và tính cách tốt đẹp hơn. Nhờ vậy mà trẻ luôn sống trong cảm xúc tích cực, biết bao dung, cảm thông và sẻ chia hơn.
An toàn giao thông là kỹ năng sống cho trẻ mầm non được dạy ở tất cả mọi trường mẫu giáo hiện nay. Để thúc đẩy sự phát triển cho kỹ năng này bố mẹ cần kết hợp song song lý thuyết với thực hành bằng những trải nghiệm thực tế.
Ví dụ như dạy con đi bộ trên vỉa hè và đi bộ vào phần đường dành cho người đi bộ, giơ tay xin đường, chỉ đi khi có đèn tín hiệu màu xanh,....
Với mỗi đứa trẻ bố mẹ luôn là người không thể thiếu giúp trẻ vượt qua các khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể đồng hành và hỗ trợ cho các con. Hãy dạy con kỹ năng vượt qua khó khăn khi gặp các trở ngại sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của con sau này.
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này có thể hình thành bằng những việc cơ bản như xây dựng cho trẻ thói quen tự đứng dậy sau khi ngã, để trẻ xử lý những vấn đề đơn giản,...
Nấu ăn là kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà trẻ nên được hướng dẫn từ sớm bởi vì nó liên quan mật thiết tới sức khỏe thể chất, tinh thần và tài chính sau này của trẻ.
Dựa vào độ tuổi mà bố mẹ có thể dạy và giao cho con những công việc phù hợp với khả năng. Đặc biệt hoạt động tham gia vào công việc chung của gia đình của bé còn giúp tạo sự gắn kết và gia tăng tình cảm cho các thành viên.