Mục tiêu giáo dục STEM cho trẻ mầm non
Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.Một trong những bài thơ được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất của Bác Hồ nói lên tình cảm của người dành cho lứa tuổi măng non của đất nước
Giáo dục mầm non là công việc chăm sóc, dạy giỗ trẻ dưới 6 tuổi, là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ em cả về thể chất và nhận thức.Những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là bước đệm cho việc học tập và thành công sau này của trẻ.Có thể nói giáo dục mầm non là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển nguồn lực cho đất nước trong tương lai.
Mục tiêu giáo dục mầm non STEM là gì?
Theo nghiên cứu, để trẻ vào lớp 1 cần có 5 yếu tố là kỹ năng nhận thức và kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, năng lực xã hội, đời sống và tinh thần và thể chất.Ngoài ra,qua khảo sát cũng cho thấy trẻ được đi học mẫu giáo liên tục từ 3 đến 5 tuổi có tỷ lệ thiếu hụt thấp hơn so với trẻ không được đi học liên tục từ 3 đến 5 tuổi về các lĩnh vực trên, đặc biệt là ở lĩnh vực phát triển kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung.
- Phát triển nhận thức:
Trước khi trẻ bước chân vào trường mầm non, trẻ hoàn toàn sống trong giới hạn của gia đình. Mặc dù được phụ huynh đặc biệt quan tâm và dạy dỗ nhiều điều nhưng sự phát triển về nhận thức không có sự đột phá. Bởi vì ở độ tuổi này trẻ bắt đầu có tính tò mò về những môi trường sự vật xung quanh nên khi ở nhà thế giới xung quanh bị giới hạn. Do đó khi bước vào trường mầm non trẻ được tiếp xúc được khám phá nhiều hơn,gặp gỡ vui chơi cùng bạn bè trang lứa, trẻ dần hình thành các kỹ năng quan sát, phân biệt, môi trường,...
- Phát triển ngôn ngữ:
Thay vì việc ở nhà nói chuyện vui chơi với phụ huynh khi tới trường mầm non trẻ được phát triển ngôn nhanh chóng. Đó là lý do khi trẻ đi học về thường sẽ hoạt ngôn hơn và biết cách diễn đạt ý kiến của mình hơn. Khả năng tiếp thu ngôn ngữ nhanh giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với những ngôn ngữ mới, phát triển kỹ năng đọc viết khi vào lớp 1
- Phát triển thể chất:
Trẻ được vui chơi và trải nghiệm những hoạt động trong chương trình giáo dục mần non - giáo dục STEM giúp trẻ phát triển hoàn toàn về thể chất. Trẻ được hòa mình vào môi trường xung quanh, tham gia các hoạt động ngoại khóa thú vị. Cải thiện chiều cao, cân nặng, hoạt bát đồng thời hình thành thói quen tự chăm sóc bản thân, chăm sóc sức khỏe.
- Phát triển đời sống tinh thần:
Tiếp cận giáo dục STEM ở mầm non trẻ học được sự bao dung, tình yêu thương, lễ phép với người lớn, không ích kỹ,...trẻ được học, được chơi, được hát, được vẽ,...từ đó phát triển sở thích, năng khiếu nghệ thuật.
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non là người có vai trò quan trọng trong việc quyết định việc học tập, phát triển của trẻ.Với giáo dục STEM giáo viên được học tập, được đào tạo tốt về kỹ năng dạy và học, cung cấp những trải nghiệm về kiến thức thức thực tế.
Giáo viên mần non - giáo dục STEM
Giáo viên mầm non là gì?
Giáo viên mầm non là một nghề rất đặc biệt, không đơn thuần là chỉ dạy mà còn phải dỗ, không chỉ giáo dục mà còn phải chăm sóc và hơn hết là nghề làm vì tình yêu, đặc biệt tình yêu thương trẻ con.
Đặc thù của giáo viên mầm non.
Là đứng trên lớp, trực tiếp chăm sóc các bé, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ vì vậy cũng đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng giao tiếp truyền đạt tốt. Có những kỹ năng như hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện,... trở thành yếu tố quan trọng, không thể thiếu.
Giáo viên mầm non trong giáo dục STEM
Các cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho các em mà còn là người mẹ đỡ đầu dạy dỗ các em những bước đi đầu đời. Để chuẩn bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ cho trẻ bước ra thế giới công nghiệp hóa hiện đại hóa thì người giáo viên mầm non cũng chủ động tìm hiểu, tìm tòi học hỏi các phương pháp, kiến thức mới nói chung và giáo dục STEM nói riêng. Tìm hiểu về ngoại ngữ, tin học, hoạt động tập thể, không ngừng bồi dưỡng kiến thức thực tế, thực tiễn.