Việc hình thành các biểu tượng toán học từ hoạt động làm quen với toán giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… Góp phần phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ, sử dụng đúng các từ ngữ trong toán học. Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thầm mĩ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé ở trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.
Với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, những giờ học làm quen với toán càng quan trọng, bước đầu cung cấp những kiến thức cơ bản cho trẻ trước khi vào trường tiểu học.
Dưới đây là một số hình ảnh trong giờ học : So sánh chiều dài 3 đối tượng của các bé B3:
Các bạn lớp Mẫu giáo nhỡ B3 rất háo hức tham gia vào hoạt động làm quen với toán. Thông qua các hoạt động học, các trò chơi hay làm bài tập củng cố, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán học ở lớp một.
Các con học bài rất ngoan
Các bạn nhỏ lớp B3 hăng say học bài, tích cực giơ tay phát biểu.
Học mà chơi, chơi mà học. Khi chơi trò chơi con sẽ tổng kết ghi nhớ bài học tốt hơn.Con đã rất hào hứng khi chơi trò chơi: “ Đội nào tài giỏi”
Con đã sẵn sàng để chơi trò chơi rồi ạ
Toán truyền đạt cho trẻ những khái niệm kiến thức dễ nhất. Toán học chính là sợi dây liên kết giữa toán học với đời sống thiết thực hành ngày. Giúp trẻ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Hầu hết trẻ mẫu giáo được học toán đều có ý thức tự chủ, độc lập trong cuộc sống. Bởi các em được rèn luyện tư duy logic ngay từ khi còn nhỏ.
Buổi học kết thúc, các bạn rất vui vẻ và tiếp thu được nhiều kiến thức. Bé nào cũng yêu thích giờ học toán.