Cho dù chúng ta là ai, dù chúng ta là người già, trẻ, lớn bé gì đều có cảm xúc. Nóng giận, hồi hộp, lo âu, vui mừng đó đều là dấu hiệu của cảm xúc.
Cảm xúc phản ứng hành vi và mức độ của
niềm vui hay không vui.
Cảm xúc của mỗi người là khác nhau: Với mỗi người khác nhau thì cách họ phản ứng lại với cùng 1 sự việc là khác nhau.
Chúng được bộc lộ trực tiếp qua gương mặt, cử chỉ và hành động của người bị tác động. Cách họ thể hiện cảm xúc sẽ cho phép người đối diện đoán biết được tính cách, và hành động sắp diễn ra của người bị tác động. Đơn giản cảm xúc là phản ứng, rung động tự nhiên của con người trước ngoại cảnh. Bất kì ai cũng có cảm xúc
Dạy trẻ nói về cảm xúc là một trong sáu kỹ năng quan trọng mà cha mẹ cần huấn luyện cho trẻ. Dạy cho trẻ biết nói lên được cảm xúc của mình là cách mạnh mẽ để đối phó với những cảm xúc của chúng.
Những trẻ nhỏ ở tuổi mầm non cũng cần được dạy những từ nói về cảm xúc như: vui vẻ, buồn, giận, ngạc nhiên, sợ hãi.. Một cách tuyệt vời để dạy trẻ nói về cảm xúc là cho các em thảo luận các nhân vật trong tuyện hay phim. Bạn có thể dừng lại và hỏi trẻ “ Bây giờ cảm xúc của nhân vật là gì ?” sau đó thảo luận cảm xúc khác nhau của các nhân vật khác và lý giải nguyên nhân vì sao?..
Điều này cũng dạy cho trẻ thông cảm và biết chia sẻ, Trẻ em thấy rằng thế giới xoay quanh chúng và nó cũng là kinh nghiệm để chúng học hỏi cảm xúc từ người khác nữa. Một cách để đối phó với cảm xúc là nói về nó. Khuyến khích trẻ sử dụng từ ngữ để nói về cảm xúc của chúng. Nhưng một điều quan trọng nữa là làm thế nào để trẻ có thể nhận biết được cảm xúc của người khác? Vì điều này nên các cô giáo lớp MGN B2 đã tìm tòi và nghiên cứu lên một tiết học dạy trẻ nhận biết trạng thái cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận) của người khác.
Mở đầu tiết học cô cho trẻ xúm xít và hát theo nhạc bài “ Khuôn mặt cười”
Cô cho trẻ vê 4 nhóm thảo luận về hình ảnh của nhóm mình
Cô đến từng nhóm lắng nghe và cùng trẻ thảo luận
Cô mời từng nhóm lên giới thiệu về hình ảnh của nhóm mình
Cô cho trẻ xem trên PP hình ảnh khuôn mặt và các hoạt động khiến trẻ vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận.
Trẻ đứng dậy tại chỗ vận động cùng cô theo bài “ Đôi mắt xinh xinh”
Trẻ đứng dậy tại chỗ vận động cùng cô theo bài “ Đôi mắt xinh xinh”
Cô cho trẻ chia làm 2 đội chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
Trẻ chạy lên lấy hình ảnh tương ứng với 2 khuôn mặt được gắn trên bảng của đội mình
Tiếp đó là trò chơi Ai đoán giỏi. trẻ về chỗ ngồi hình chữ U và cô mời các trẻ lên tạo khuôn mặt cho các bạn bên dưới đoán xem đó là khuôn mặt gì? Vì sao trẻ biết?
Trẻ hào hứng xung phong lên tạo dáng khuôn mặt để các bạn đoán.
Và cuối cùng là bài vận động theo nhạc “If you are happy” đầy vui nhộn và hứng thú của trẻ.
Kết thúc giờ học thú vị tất cả trẻ đều đã nhận biết được đặc điểm của khuôn mặt vui, buồn, ngạc nhiên tức giận. Bài học giúp trẻ có thể nhận biết trạng thái cảm xúc của người khác thông qua các biểu hiện trên khuôn mặt. Và các cô không quên giáo dục trẻ biết thể hiện cảm xúc (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Luôn biết đoàn kết hợp tác, quan tâm, chia sẻ cùng các bạn để lúc nào cũng có được khuôn mặt xinh tươi.