Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển, nhất là trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Cần theo dõi đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ qua giám sát sự tăng trưởng về thể chất và phát triển tinh thần vận động.
Chơi mà học, học bằng chơi
Theo nghiên cứu của ĐH Illinois (Mỹ), trẻ thường xuyên hoạt động thể chất sẽ tăng khả năng tập trung, nhận thức và hiệu quả học tập. Giai đoạn vàng để trẻ phát triển là từ 1-6 tuổi.
Trẻ vận động vừa có thể chất, sức khỏe tốt vừa tăng khả năng tư duy, từ đó phát triển một cách toàn diện.
Vì vậy các tiết học phát triển thể chất của trẻ mầm non là hết sức quan trọng.
Sau đay là hình ảnh tiết học “ Bò thấp chui qua cổng của cô và trò lớp Mẫu giáo Nhỡ B2.
Trẻ xúm xít bên cô và cùng cô hát theo nhạc bài Mời bạn ăn
Trẻ tập bài tập PTC theo nhạc bài “ Cả nhà thương nhau”
Trẻ tập bài tập PTC theo nhạc bài “ Cả nhà thương nhau”
2 trẻ lần lượt lên tập bài tập Bò thấp chui qua cổng
2 trẻ lần lượt lên tập bài tập Bò thấp chui qua cổng
Các trò chơi vận động không chỉ giúp bé phát triển thể chất mà còn dạy bé biết nhiều kỹ năng: dạy bé biết xếp hàng, biết chờ đợi và biết chơi luân phiên.
Trẻ nhanh nhẹn hơn, phát triển tốt các cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay và khả năng phối hợp thị giác, thính giác với vận động.
Đặc biệt là các nhóm cơ khủy tay, bàn tay, ngón tay của trẻ phát triển mềm, dẻo, trẻ thực hiện các kỹ năng ngày càng tinh xảo hơn. Vì vậy các tiết học phát triển thể chất là rất cần thiết với trẻ lứa tuổi mầm non. Trên đây là một số hình ảnh tiết học PTTC của các bạn lớp MGN B2.
Trẻ về góc xây dựng nghe bạn giới thiệu về công trình xây dựng của nhóm mình.
Hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ ở tuổi mẫu giáo thực sự đóng vai trò chủ đạo. Ý nghĩa chủ đạo thể hiện trước hết là ở chỗ nó giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn trong bước phát triển từ tuổi ấu nhi lên tuổi mẫu giáo. Trò chơi là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ
Do đó tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ. Trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người.