Trung thu là dịp đặc biệt trong năm, là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông
Trăng hay Tết hoa đăng, thường được diễn ra tại một số nước phương Đông, được trẻ
con khắp nơi mong đợi, là dịp trẻ em được vui chơi, được tặng quà và là dịp để người
lớn thể hiện tình yêu với con trẻ.
Mỗi dịp trung thu về, các em nhỏ và cả người lớn lại vô cùng háo hức vì đây là ngày
Tết vô cùng đặt biệt trong năm, ngày hội trăng rằm, trung thu là tết thiếu nhi. Vào dịp
Trung thu, khắp nơi nơi lại tổ chức những chương trình vui chơi cho trẻ em, nơi đó
trẻ em được chơi, được tặng quà, và còn có cơ hội tìm hiểu về ngày Tết này. Bên
cạnh địa phương thì các trường học đều tổ chức chương trình Tết Trung thu cho trẻ.
Và ở lớp Mẫu giáo nhỡ B2 Trường mầm non Gia Thụy cũng vậy. Các cô và bố mẹ
không quên cùng nhau phối hợp để tạo nên một ngày Tết đầy ý nghĩa và vui vẻ cho
các con. Và không thể thiếu được đó là mâm cỗ Trung thu.
Mâm cỗ từ đôi bàn tay khéo léo của các cô giáo và các bác phụ huynh
Trẻ được thỏa thích ngắm nhìn mâm cỗ, hứng thú và háo hức khi cầm những món đồ
chơi đã cùng bố mẹ chuẩn bị trên tay.
Các bạn nhỏ B2 bên mâm cỗ Trung Thu
Trẻ vui thích và hào hứng khi cầm món đồ chơi trên tay
Và không thể thiếu được đó là chương trình văn nghệ do các con lớp Mẫu giáo Nhỡ
B2 đã cố gắng tập luyện thật hay để biểu diễn cho các cô và bố mẹ thưởng thức.
Tiết mục đầu tiên là bài hát Đêm Trung Thu
Mỗi khi nghe thấy trẻ em hát bài “ Đêm Trung Thu” là ai cũng biết Trung thu sắp về.
Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen
thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai ai cũng cảm nhận được cái không khí vui tươi
và náo nức.
Các bạn nhún nhảy hát theo giai điệu bài Đêm Trung thu
Tiếp đến là bài múa Về miền cổ tích
Các bé vui thích theo điệu múa
Và kết thúc chương trình văn nghệ của các bạn nhỏ B2 là bài thơ “ Rước đèn tháng
tám”.
Dù là ngày xưa hay ngày nay thì rước đèn luôn được xem là một hoạt động đặc sắc và
được các bạn nhỏ trông đợi nhất trong mỗi dịp Trung thu. Hình ảnh các em tay cầm
những chiếc đèn đủ sắc “xanh lơ”, “tím tím”, “xanh lam”, “trắng trắng” với nhiều
hình dáng khác nhau, nào là “đèn bươm bướm”, “đèn thiên nga”, “đèn ông sao”, “đèn
cá chép” lung linh và hồn nhiên vui đùa bên mâm cỗ “bánh dẻo”, “bánh nướng” dưới
trăng luôn làm thích thú người xem. Và những hình ảnh đầy thân thương này đều
xuất hiện trong bài thơ “Rước đèn tháng Tám”.
Ngoài ra, một hoạt động thú vị khác không thể bỏ qua đó là tổ chức trò chơi về các
câu đố thú vị xung quanh chủ đề trung thu. Đây là dịp để các bé hiểu thêm về các giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Và kết thúc buổi liên hoan phá cỗ Trung Thu không thể thiếu được đó là tiết mục phá
cỗ và xem những đoàn lân nhảy múa trong tiếng trống rộn ràng náo nhiệt. Phá cỗ
trung thu là một phong tục văn hóa dân gian. Phá cỗ là cùng nhau thưởng
thức mâm cỗ trung thu dưới ánh trăng rằm tháng Tám, thưởng thức hương vị
của tết trung thu cổ truyền.
Trẻ được xem múa lân tại lớp B2
Các bạn nhỏ lớp B2 đã có một buổi vui tết Trung thu thật vui vẻ, đầm ấm và ý nghĩa.
Tết trung thu là một phong tục từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước
trong châu Á khác. Nó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình
thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Vì vậy chúng ta cần giúp cho các thế hệ
sau luôn ghi nhớ phong tục truyền thống tốt đẹp này.