HƯỚNG DẪN DẠY CON HỌC VIẾT VÀO LỚP 1
Trong các hoạt động học thì các hoạt dộng liên quan viết lách thường là hoạt động mà các bạn nhỏ ngại nhất.
Sau đây xin liệt kê những khó khăn mà các bạn ấy gặp phải khi viết :
1. Những khó khăn của trẻ :
+ Tách các ngón tay
+ Điều khiển các ngón tay
+ Trương lực cơ tay kém ( các ngón tay, bàn tay, cánh tay)
+ Trương lực cơ phần cổ, vai, gáy kém > Nhanh mỏi
+ Phối hợp tay mắt kém
+ Mỏi mắt
+ Tập trung kém
+ Không có hứng thú khi viết
+ Cảm nhận bản thể có vấn đề
2. Những biểu hiện ở các bạn nhỏ mà chúng ta thường thấy ở hoạt động viết :
- Cầm bút sai
- Ngại viết, sợ viết , né tránh hoạt động viết
- Viết được vài chữ hoặc vài dòng là buông bút
- Ngồi được một chút là nằm ẹp ra bàn
- Hay ngọ nguậy khi ngồi
- Hay dụi mắt khi viết
- Cứ đến hoạt động viết là xin đi vệ sinh, uống nước .....
- Luôn luôn viết ấn bút quá mạnh hay quá mờ nhạt.
- không thể viết đúng ly, đúng dòng kẻ.
- không biết cách tự viết các on chữ hay số ...
- Không có khoảng cách các từ ( viết liền vào nhau)
........
3. Thường bố mẹ lo lắng nhiều nhất về vấn đề này khi mà con chuẩn bị vào lớp 1.
Nhưng nếu để đến năm 5 tuổi mới chuẩn bị cho con kỹ năng viết này thì mình e rằng là hơi muộn cho các con.
Thực ra chúng ta ko cần đặt mục tiêu viết đẹp cho con mà chỉ cần viết đúng và viết theo kịp tốc độ của lớp là đã rất tốt rồi .
Để chuẩn bị tốt cho con trước khi vào học viết chúng ta cần có các hoạt động rèn luyện cho con trước khi đến tuổi vào lớp 1 :
3.1 : Rèn luyện trương lực cơ, tăng cảm giác :
+ Hoạt động thể thao : bơi lội, đi bộ , đạp xe
+ Đặc biệt các bài tập cho tay : xách vật nặng, kéo xe, đẩy cát, đu xà.
+ Chơi đất nặn : bóp, nhào, lăn, ấn, miết, vuốt.
+ Dùng dụng cụ bóp tay
+ Các hoạt động : bóp kẹp, bóp bong bóng xốp.
+ Chơi ngoắc tay
+ Chơi chun
+ Hoạt động đứng và vẽ bức tranh ở trước mặt hoặc trên cao hơn đầu 1 chút .
+ Nằm ngửa dưới gầm bàn và giơ tay lên để vẽ bức tranh dán ở dưới mặt bàn.
+ Nằm sấp để vẽ, đọc, chơi đồ chơi .
+ Chơi cát, chơi với các chất liệu khác nhau
3.2 Hoạt động chơi tăng khả năng phối hợp tay mắt, vận động tinh:
- Xâu hạt
- Vặn ốc vít , nắp chai lọ
- Luồn hột hạt trên khung xoắn
- Cài khuy
- Cắt
- Xé dán
- Nhặt hạt bằng ba ngón tay
- Bóc vỏ các loại quả
-........
3.3 Hoạt động cho trẻ điều khiển tách các ngón tay :
- Trò chơi 5 ngoan tay ngoan
- Giơ từng ngón tay ( ấn vào đất nặn)
- Nhặt hạt
- Thả xu
- Bẻ giá đỗ
- Vẽ bằng ngón tay trên ; cát, kem bọt cạo râu...
- Khoắng nước bằng các ngón tay .
- Gẩy chun
- Búng bi
- Chơi đàn
...
3.4 Các dụng cụ hỗ trợ cho việc cầm bút :
- Dụng cụ hỗ trợ cầm bút bằng silicon
- Lựa chọn loại bút chì có thân là tam giác
- Lựa chọn loại bút có thân to hơn bình thường.
- Cắt ngăn các mẩu bút chì ( cho trẻ cầm 3 ngón tay)
- Buộc thêm ốc vít ở đầu bút chì để bút nặng hơn .Sử dụng chun để giữ bút thẳng hơn ( trong ảnh ) Giúp trẻ năm tay lại khi viết bằng cách đặt quả bóng nhỏ vào lòng bàn tay
Một số hình ảnh minh họa.