1. Buồn
Nếu trẻ đang cảm thấy buồn, hãy thử chơi đùa, trò chuyện cùng trẻ, đặc biệt là những thứ trẻ thích. Nếu trẻ đang buồn, có lẽ bạn cũng cảm thấy lo ngại. Những đứa trẻ đang buồn bực có thể khóc, hờn dỗi, tách biệt, hay nói chung là có hành động bất thường rất đáng báo động đối với các bậc cha mẹ. Có nhiều lý do để giải thích vì sao trẻ thấy buồn, hãy bắt đầu bằng cách hỏi trẻ xem điều gì đang khiến chúng phiền lòng.
2. Vui
Đối với trẻ em, niềm vui được duy trì trong gia đình sẽ giúp nâng cao kỹ năng sống trẻ em, thông minh hơn, biết yêu thương chia sẻ, biết cảm thông, có trách nhiệm với mọi người. Y học cho rằng: khi vui, khi được yêu thương, âu yếm, khi đạt được điều gì ta mong muốn…, cơ thể sẽ tiết ra các hormone: Dopamine, Serotonin, Oxytocin và Endorphins. Những hormone này giúp cơ thể cảm nhận cuộc sống hạnh phúc, hiệu quả, đầy hứng khởi và lạc quan. Hãy tạo cho con một không gian thật vui vẻ để con phát triển toàn diện.
Vui vẻ bên gia đình giúp trẻ phát triển tốt hơn về mọi mặt
3. Hứng thú
Để con hứng thú trong mỗi hoạt động, đặc biệt là học tâp cách tốt nhất là tiếp cận thông qua những cái mà trẻ thích. Cho trẻ được làm những gì chúng thích 1 cách có kiểm soát và khích lệ con bằng những phần thưởng sẽ giúp trẻ học tập với sự hứng thú
4. Giận dữ
Giận dữ là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ nhằm giúp chúng đánh giá giới hạn của bản thân, học cách thể hiện sự thất vọng. Nói cách khác, nếu có con nhỏ, phụ huynh sẽ bắt gặp những phản ứng tiêu cực như cáu giận, la hét ở trẻ.
Tuy nhiên, bạn hãy nhìn vào mặt tích cực, cáu giận sẽ là cơ hội tuyệt vời để cải thiện kỹ năng sống trẻ em, giúp trẻ học cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Chìa khóa của mỗi cha mẹ là giữ bình tĩnh trong những tình huống này vì nếu không sẽ vô tình làm khuếch đại cảm xúc của trẻ. Khi kiểm soát được bản thân, cha mẹ sẽ biết lựa chọn cách phù hợp để cùng trẻ vượt qua cơn giận.
Ở độ tuổi còn nhỏ trẻ rất dễ cáu giận khi không được những thứ mong muốn
5. Tự tin
Cha mẹ nên dành cho trẻ những lời động viên phù hợp giúp trẻ tìm và phát hiện ưu điểm cũng sẽ là cách để tạo sự tự tin cho con. Tìm xem trong những ưu điểm, sở thích của trẻ về một lĩnh vực nào đó để rèn luyện phát triển và biến điều đó thành sở trường riêng của bản thân. Phụ huynh không nên đặt áp lực rèn luyện trẻ để thành một chuyên gia mà hãy biến những ưu điểm, sở thích của trẻ thành những đam mê, hăng say thực hiện sở trường riêng của trẻ. Ví dụ: đánh đàn ghita, làm thơ, kể chuyện, làm bánh, chơi cờ, bơi lội, nhớ tên những bộ phim đã từng xem… Hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các trò chơi mà trẻ yêu thích và cùng tranh tài với những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ ý thức được những mục tiêu phấn đấu đã đề ra, qua đó giúp nâng cao kỹ năng sống trẻ em, sẽ tự hào về những gì mình đạt được.
6. Sợ hãi
Tôn trọng và chia sẻ nỗi sợ hãi của trẻ, nhất định không đem nó ra dọa nạt hay cười đùa. Nên kể cho con những câu chuyện để chứng tỏ nỗi sợ của con không có gì là to tát và con có thể vượt qua.
Cha mẹ luôn là người giúp con vượt qua nỗi sợ hãi
7. Ngạc nhiên
Những giáo sư tâm lí ở Hopkins: “Đối với trẻ, sự ngạc nhiên như một cơ hội tốt để tìm ra điều gì đó thuộc về thế giới của mình”. Gặp phải các tình huống hay đối tượng bất ngờ giúp trẻ học hỏi nhanh hơn. Hãy tạo cho trẻ những điều bất ngờ đáng yêu nhé!
8. Chán nản
Một số chán nản là một phần của quá trình trưởng thành mà trẻ phải trải qua. Tình huống gây chán nản có thể là những trải nghiệm, con học được cách đối phó với xúc khó chịu. Hãy khích lệ con xác định nguyên nhân của cảm giác này.
Trẻ em rất dễ chán nản khi phải học quá nhiều
9. Khinh thường
Trong trường hợp này, phụ huynh cũng cần trò chuyện với trẻ nhiều hơn, cho trẻ ra môi trường bên ngoài nhiều hơn để giao lưu, tương tác với xã hội. Những câu chuyện từ thực tế sẽ giúp trẻ định hình lại giá trị của bản thân mình và lựa chọn những giá trị sống khác. Điều này rất tốt để giáo kỹ năng sống trẻ em.