Sốt co giật trẻ em hay còn gọi là co giật do sốt là một biến chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trẻ cao lên một cách đột ngột gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.Co giật do sốt ở trẻ nhỏ: Những điều cần biết
Sốt co giật trẻ em hay còn gọi là co giật do sốt là một biến chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trẻ cao lên một cách đột ngột gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
1. Sốt co giật trẻ em xảy ra khi nào?
Sốt là một phản ứng xảy ra trong cơ thể để giúp cơ thể trẻ có khả năng chống chọi lại với những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Trẻ được xem là sốt khi nhiệt độ cơ thể đo được ở nách lớn hơn 37.2°C.
Trẻ em bị sốt là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ thể đang đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh, vì vậy phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ để đưa trẻ đến bệnh viện khi có tình trạng nguy hiểm xảy ra.
Trên lâm sàng, sốt bao gồm 3 phân độ là sốt nhẹ, sốt vừa và sốt cao. Sốt nhẹ được định nghĩa là khi nhiệt độ cơ thể trẻ nhỏ hơn 38°C, sốt vừa khi nhiệt độ trong khoảng từ 38°C đến 39°C và sốt cao là tình trạng nhiệt độ cơ thể từ 39°C trở lên. Trong một số trường hợp, trẻ em có thể sốt rất cao, nhiệt độ cơ thể trên 40°C và cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý trong những trường hợp này.
Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám chữa kịp thời nếu trẻ sốt cao trên 39 độ
Sốt có thể là triệu chứng tạm thời và chấm dứt trong một thời gian ngắn đối với một số bệnh lý. Tuy nhiên, có rất nhiều tình trạng trẻ em bị
sốt kéo dài, thời gian kéo dài trong khoảng trên 15 ngày nên cần phải được theo dõi. Sốt có thể xuất hiện trong những bệnh lý như
viêm họng cấp,
viêm tai giữa,
bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh HIV... Những tác nhân gây ra triệu chứng sốt bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng... và những yếu tố khác. Thông thường, sốt sẽ đi kèm với những triệu chứng khác nên cần kết hợp nhiều yếu tố và kết quả xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải.
Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ em tăng lên một cách đột ngột, có thể do nhiễm trùng gây ra thì có thể dẫn đến biến chứng
sốt co giật trẻ em. Co giật là một biến chứng gặp rất nhiều ở trẻ em, gây ra những ảnh hưởng đến ý thức của trẻ, trong đó có bệnh lý
động kinh. Theo một số nghiên cứu,
sốt co giật trẻ em chiếm tỷ lệ khoảng 2% - 5% đối với những trẻ em trong độ tuổi 6 – 60 tháng tuổi. Tuy không để lại những biến chứng quá nặng nề nhưng
co giật do sốt ở trẻ em cần được chú ý và theo dõi để có thể xử lý sớm và đúng cách, giúp trẻ bình phục nhanh nhất có thể.
2. Dấu hiệu co giật ở trẻ
Những dấu hiệu co giật ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần nhận biết để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời đó là:
- Nhiệt độ cơ thể cao, khoảng từ 37.2°C trở lên khi đo ở nách
- Mất ý thức
- Tay, chân bị giật hoặc lắc ở cả 2 bên
- Mắt đảo về phía sau đầu
- Các cơ bị siết chặt
- Co giật toàn cơ thể
- Nhịp thở bị rối loạn
Một điểm cần chú ý đối với co giật do sốt đó là độ nặng và nhẹ của co giật không thể hiện được tình trạng sốt ở trẻ. Trên lâm sàng, nhiều trường hợp co giật ở trẻ xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể tăng cao một cách đột ngột, có thể là vào thời gian đầu của quá trình sốt hoặc khi đã nhiệt độ cơ thể của trẻ đã hạ xuống. Co giật ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi trẻ nhiễm phải virus, vi khuẩn,
ký sinh trùng hoặc sau khi
tiêm phòng vắc-xin.
Ngoài những triệu chứng chính của cơn co giật, trẻ cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu kèm theo như mệt mỏi, quấy khóc, không chịu bú hoặc chán ăn... Sốt co giật trẻ em thường xuất hiện trong vòng vài giây hoặc kéo dài lên đến 10 phút, có khi hơn 15 phút và nặng nhất là xuất hiện trên 2 cơn co giật trong 24 giờ đồng hồ.
Để xử lý hiện tượng co giật ở trẻ sơ sinh thì có thể sử dụng một số phương pháp như chườm mát hoặc uống
thuốc hạ sốt để phòng ngừa biến chứng co giật do sốt. Một số loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay có thể dùng cho trẻ em với liều lượng phù hợp đó là Efferalgan (Acetaminophen) hoặc Ibuprofen, cũng có thể đặt thuốc theo đường hậu môn để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu co giật do sốt kéo dài quá lâu thì sẽ gây nên tình trạng mất ý thức hoặc thiếu oxy lên não gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng động kinh tiềm ẩn. Vì vậy, trong quá trình cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, nếu cơ thể trẻ không đáp ứng với thuốc hoặc có những biểu hiện bất thường thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử lý.
Phụ huynh cần thông báo những thông tin cần thiết để bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân sốt co giật trẻ em để có hướng điều trị phù hợp, bao gồm thời điểm sốt, nhiệt độ đo được, thời gian kéo dài cơn co giật, số cơn co giật trong ngày, tính chất cơn co giật diễn ra toàn thân hay chỉ ở một bộ phận trên cơ thể, trong cơn co giật trẻ có bị mất ý thức hay không, nếu có thể thì cần ghi lại những hình ảnh trong cơn co giật của trẻ để việc chẩn đoán xác định cũng như chẩn đoán phân biệt dễ dàng và chính xác hơn.
Mặc dù co giật ở trẻ sơ sinh không để lại những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng bố mẹ cũng cần chú ý đến những dấu hiệu cũng như thời gian cơn co giật để việc điều trị hiệu quả hơn, giúp trẻ mau chóng bình phục.